Tin tức / Tin Dự án - Hợp tác quốc tế
Đoàn kết hiệp đồng trong phòng chống thiên tai
Ngày đăng: 24/05/2017
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống phòng chống thiên tai (22/5/1946 - 22/5/2017), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, lực lượng kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, đoàn kết hiệp đồng trong phòng chống thiên tai, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

 
Thiên tai bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước

*Thiên tai bất thường, vượt xa dự báo

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường - Trưởng ban chỉ đạo phòng chống thiên tai T.Ư cho biết như vậy về tình hình thiên tai trong những năm gần đây.

Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong số 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai xảy ra liên tục dồn dập trên khắp các vùng miền trong cả nước với cường độ lớn, phạm vi rộng, đồng thời thể hiện tính cực đoan, bất thường ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, tính mạng, tài sản của Nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Riêng trong năm 2016, nước ta phải hứng chịu 20 loại hình thiên tai trong tổng số 21 loại hình thiên tai trên thế giới, trừ sóng thần. 

Ngay từ đầu năm 2017, nhiệt độ ấm bất thường, mưa lớn xảy ra trên khắp các vùng miền, nhiều khu vực bờ sông, bờ biển, cửa sông đã và đang xảy ra sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của Nhân dân. Chính vì vậy, nhiệm vụ phòng chống thiên tai trong thời gian tới cũng đang đứng trước những thách thức lớn, tình hình thời tiết, thiên tai tiếp tục có những diễn biến bất thường, trái quy luật.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Ngày truyền thống phòng chống thiên tai (22/5) nhắc nhở chúng ta là thiên tai xảy ra thường xuyên không trừ một vùng nào trên cả nước và với mức độ ngày càng khắc nghiệt. Do đó, mọi tổ chức từ khu vực Nhà nước, xã hội và toàn dân cần luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động đưa ra các hoạt động ứng phó phù hợp nhất. Đây cũng là dịp để các cấp chính quyền có kế hoạch rút kinh nghiệm qua từng năm, lựa chọn phương án tốt nhất và thông tin để người dân ý thức được trách nhiệm của mình, phối hợp với hệ thống chính trị, cùng với toàn xã hội trong công tác phòng chống thiên tai.

“Thông qua đây Việt Nam cũng muốn gửi thông điệp đến cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ chung sức với Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai đảm bảo phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.

*Định hướng ứng phó cụ thể cho 7 vùng thiên tai

Để ứng phó với tình hình thiên tai sẽ xảy ra ngày càng phức tạp, khó lường và dữ dội hơn, trong Thư gửi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phòng, chống thiên tai. Đưa nội dung phòng, chống thiên tai vào công tác quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của các cấp, các ngành. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo; kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương.

Chủ tịch nước lưu ý, cần đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng; thực hiện tốt nguyên tắc chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả theo phương châm bốn tại chỗ. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, giảm bớt tác động tiêu cực do con người gây ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị, chúng ta phải rút ra kinh nghiệm, nêu cao tinh thần cảnh giác, bổ sung kịp thời vào các chiến lược đề án phát triển kinh tế của mỗi địa phương.

Hiện thực hóa điều này, theo ông Văn Phú Chính - Cục trưởng Cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam đã xác định rõ 7 vùng thiên tai, gồm: Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ; Đô thị lớn, tập trung; và Vùng biển, hải đảo. Đối với mỗi vùng địa lý nêu trên, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống tai đã xây dựng định hướng, phương án ứng phó cụ thể, phù hợp với điều kiện địa - chính trị, xã hội của từng khu vực.

Cũng theo ông Văn Phú Chính, bên cạnh xây dựng định hướng, kế hoạch ứng phó cụ thể đối với 7 vùng thiên tai nêu trên, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai cũng đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp chung trong phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thời gian tới. Cùng với đó có 17 thể chế - chính sách và 16 hoạt động công trình đã được xác định cần tập trung ưu tiên triển khai trong giai đoạn tới.

*Thiên tai bất thường, vượt xa dự báo

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường - Trưởng ban chỉ đạo phòng chống thiên tai T.Ư cho biết như vậy về tình hình thiên tai trong những năm gần đây.

Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong số 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai xảy ra liên tục dồn dập trên khắp các vùng miền trong cả nước với cường độ lớn, phạm vi rộng, đồng thời thể hiện tính cực đoan, bất thường ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, tính mạng, tài sản của Nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Riêng trong năm 2016, nước ta phải hứng chịu 20 loại hình thiên tai trong tổng số 21 loại hình thiên tai trên thế giới, trừ sóng thần. 

Ngay từ đầu năm 2017, nhiệt độ ấm bất thường, mưa lớn xảy ra trên khắp các vùng miền, nhiều khu vực bờ sông, bờ biển, cửa sông đã và đang xảy ra sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của Nhân dân. Chính vì vậy, nhiệm vụ phòng chống thiên tai trong thời gian tới cũng đang đứng trước những thách thức lớn, tình hình thời tiết, thiên tai tiếp tục có những diễn biến bất thường, trái quy luật.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Ngày truyền thống phòng chống thiên tai (22/5) nhắc nhở chúng ta là thiên tai xảy ra thường xuyên không trừ một vùng nào trên cả nước và với mức độ ngày càng khắc nghiệt. Do đó, mọi tổ chức từ khu vực Nhà nước, xã hội và toàn dân cần luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động đưa ra các hoạt động ứng phó phù hợp nhất. Đây cũng là dịp để các cấp chính quyền có kế hoạch rút kinh nghiệm qua từng năm, lựa chọn phương án tốt nhất và thông tin để người dân ý thức được trách nhiệm của mình, phối hợp với hệ thống chính trị, cùng với toàn xã hội trong công tác phòng chống thiên tai.

“Thông qua đây Việt Nam cũng muốn gửi thông điệp đến cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ chung sức với Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai đảm bảo phát triển bền vững”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.

*Định hướng ứng phó cụ thể cho 7 vùng thiên tai

Để ứng phó với tình hình thiên tai sẽ xảy ra ngày càng phức tạp, khó lường và dữ dội hơn, trong Thư gửi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phòng, chống thiên tai. Đưa nội dung phòng, chống thiên tai vào công tác quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của các cấp, các ngành. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo; kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai từ Trung ương đến địa phương.

Chủ tịch nước lưu ý, cần đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng; thực hiện tốt nguyên tắc chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả theo phương châm bốn tại chỗ. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, giảm bớt tác động tiêu cực do con người gây ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị, chúng ta phải rút ra kinh nghiệm, nêu cao tinh thần cảnh giác, bổ sung kịp thời vào các chiến lược đề án phát triển kinh tế của mỗi địa phương.

Hiện thực hóa điều này, theo ông Văn Phú Chính - Cục trưởng Cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam đã xác định rõ 7 vùng thiên tai, gồm: Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long; Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ; Đô thị lớn, tập trung; và Vùng biển, hải đảo. Đối với mỗi vùng địa lý nêu trên, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống tai đã xây dựng định hướng, phương án ứng phó cụ thể, phù hợp với điều kiện địa - chính trị, xã hội của từng khu vực.

Cũng theo ông Văn Phú Chính, bên cạnh xây dựng định hướng, kế hoạch ứng phó cụ thể đối với 7 vùng thiên tai nêu trên, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai cũng đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp chung trong phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thời gian tới. Cùng với đó có 17 thể chế - chính sách và 16 hoạt động công trình đã được xác định cần tập trung ưu tiên triển khai trong giai đoạn tới.

Ngày 22/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Ủy ban T.Ư hộ đê, tiền thân của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai ngày nay. Từ đó đến nay, ngày 22/5 hàng năm đã trở thành một ngày đầy ý nghĩa, mang tính lịch sử và truyền thống đối với sự nghiệp phòng, chống thiên tai ở Việt Nam.

T.Minh

Nguồn: Monre

 

 

Các tin khác