Nghiên cứu và Ấn phẩm
Thông tin nổi bật ngày 01/03/2023
Ngày đăng: 01/03/2023 Tải file đính kèm

 

Sửa Luật Đất đai

 

*Sáng 28/2, tại  Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thị Mai Hiên nhận định, Luật Đất đai sửa đổi nếu được thông qua sẽ tác động tới 7 Luật chuyên ngành của lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Luật Đất đai sửa đổi cần phù hợp với Luật chuyên ngành của ngành nông nghiệp (Đại biểu Nhân dân, Nông nghiệp Việt Nam, Người đưa tin).

*Sáng 28/2, Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa Luật Đất đai: Vẫn nóng chuyện xác định giá đất (Reatimes). Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết: Giai đoạn 2013 - 2020, Đã có khoảng 1,6 triệu tỷ đồng tiền thu từ đất trong vòng 9 năm (Tin tức).

-Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất cơ quan độc lập xác định giá đất. Tại Hội nghị, một số đại biểu kiến nghị giá đất sẽ do các tổ chức, cơ quan chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành thực hiện để đảm bảo sát với giá thị trường. VTV thông tin.

*Chiều 28/2, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) (Xây dựng). Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý các nội dung trọng tâm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Bảo đảm sự thống nhất với các Luật khác có liên quan (Tin tức). Bảo đảm quyền, trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo trong sử dụng đất (Tin tức).

*Báo Tiền Phong, TNMT cho biết, sáng 28/2, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học Thảo luận, lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn với sự tham gia của 250 đại biểu đến từ Bộ TN&MT, các cơ quan, ban, ngành; UBND các quận, huyện, phường, các viện, trường ĐH, các chuyên gia, doanh nghiệp,… Các góp ý kiến nhằm Khơi thông nguồn lực về đất đai, nguồn lực của xã hội để thúc đẩy sự phát triển (Nhân dân), bởi theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, Đà Nẵng: Hơn 1.300 dự án còn vướng mắc bởi Luật Đất đai (Tiền Phong).

-Ông Nguyễn Hoàng Việt, Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho biết, sau khi quận tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến toàn thể cán bộ, người lao động và nhân dân trên địa bàn, đa số ý kiến quan tâm đến các vấn đề như thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và nhất là giá đất. Đà Nẵng góp ý các điểm mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó, có ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa quy định đối với trường hợp trong cùng dự án có nhiều đối tượng sử dụng đất (vừa có tổ chức, vừa có hộ gia đình, cá nhân) thì việc xác định, thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể vẫn thực hiện theo thẩm quyền hay ủy quyền cho 1 cấp thực hiện để đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán về giá đất được phê duyệt trong cùng phạm vi dự án. Do vậy, đề nghị bổ sung quy định này tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành… Báo Chính phủ phản ánh.

-Theo báo Người lao động, ông Tô Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, TP Đà Nẵng Nghiên cứu kỹ mục đích sử dụng đất và công trình trên đất, tránh gây ra mâu thuẫn, sai sót do chính cơ quan quản lý nhà nước chậm làm thủ tục chuyển mục đích.

*Báo Xây dựng thông tin, khoản 8 Điều 24 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định nhóm quyền quan trọng của công dân đối với đất đai. Tuy nhiên, theo nội dung Dự thảo dễ dẫn đến việc không phân biệt được người sử dụng đất nói chung, công dân nói riêng có những quyền gì. Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất cần quy định đầy đủ quyền của người sử dụng đất.

*Báo Đại biểu Nhân dân, TNMT thông tin, sáng 1/3, Hội Luật gia Việt Nam lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội thảo tập trung các vấn đề cụ thể như tài chính, giá đất... Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi): Đề nghị công nhận đất không giấy tờ sử dụng trước 2014 (Người Lao động).

-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa bao quát hết thực tiễn đời sống. Tham luận tại phiên thứ 2 Hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bà Tống Thị Thanh Nam, thành viên Hội Luật gia Việt Nam cho rằng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu còn vướng mắc và một trong những nguyên nhân là do quy định pháp luật chưa bao quát hết thực tiễn đời sống xã hội. Người Đưa tin phản ánh.

*Báo Tin tức cho hay, ngày 28/2, Ủy ban MTTQ tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các thành viên của Ủy ban MTTQ tỉnh Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần cụ thể, phù hợp với thực tế. Theo ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ tỉnh Nam Định, tại Điều 225, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết tại tòa án nhân dân. Điều này chưa phù hợp vì tòa án chỉ giải quyết các vụ việc trên cơ sở pháp lý như kết quả giải quyết của cơ quan chức năng. Nội dung này nên áp dụng theo Luật Đất đai 2013, các tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết ở các cấp chính quyền trước, nếu không đạt được kết quả mới đưa vụ việc ra tòa xem xét, giải quyết…

*Ngày 28/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tại hội nghị, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Nông dân Hà Tĩnh quan tâm tới thầm quyền giao đất, bồi thường giải phóng mặt bằng (Dân Việt).

*Các báo VietNamNet, Tiền phong phản ánh, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) tiếp tục góp ý một số điều của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). HoREA Lo ngại đất công thành dự án nhà ở không qua đấu giá. Cụ thể, HoREA quan ngại trường hợp “đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” có nguồn gốc đất công được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, HoREA lo ngại có thể dẫn đến làm thất thu ngân sách Nhà nước, thất thoát tài sản công. Do vậy, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 27 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về quyền chung của người sử dụng đất thành: “Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của luật này và pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp người sử dụng đất là tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà đất này có nguồn gốc đất công”.

*Ghi tên tất cả thành viên hộ gia đình vào sổ hồng có hợp lý?. Góp ý về nội dung trên của dự thảo luật, công chứng viên Hoàng Mạnh Thắng, trưởng Phòng công chứng số 7, cho rằng thực tiễn cho thấy việc xác định các thành viên trong hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và ảnh hưởng đến việc giao dịch định đoạt quyền sử dụng đất. Hiện nay sổ hộ khẩu đã bỏ, cùng với việc tự do di chuyển, cư trú của dân cư, nếu dữ liệu dân cư (hộ gia đình) đang do cơ quan công an nắm giữ không cập nhật đủ thì còn rắc rối nhiều trong việc xác định thành viên trong gia đình để ghi vào sổ. Đồng tình với ý kiến của công chứng viên Hoàng Mạnh Thắng, tiến sĩ luật Ninh Thị Hiền cho rằng dự thảo Luật đất đai cần thống nhất căn cứ xác định thành viên hộ cho thuận tiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Bài trên báo Tuổi trẻ.

* Phân định rõ các khái niệm tài sản và Quyền tài sản, đất và quyền sử dụng đất. Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh, theo TS. Dương Đăng Huệ - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư pháp, cùng với khái niệm quyền sở hữu toàn dân về đất đai, quyền sử dụng đất là một khái niệm rất cơ bản của Luật Đất đai, thể hiện sự khác biệt cơ bản của chế độ pháp lý về đất đai của Nhà nước ta so với nhiều nước khác trên thế giới. Vì vậy, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phải làm rõ được khái niệm, bản chất và mối quan hệ giữa quyền tài sản này với quyền sở hữu toàn dân về đất đai.

 

Tài nguyên đất

 

*Quản lý đất đai

*TP.HCM kiến nghị khẩn Thủ tướng áp dụng hệ số K để quyết định giá đất. Các báo Thanh niên, VietNamPlus, Sài Gòn Giải phóng, Thanh Niên, ngày 28.2, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) khi xác định, thẩm định, quyết định giá đất trên thị trường.

-Theo UBND TP, các phương pháp xác định giá đất cụ thể hiện nay phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng còn bất cập và nhiều vướng mắc khi áp dụng tại Việt Nam. TP.HCM kiến nghị áp dụng hệ số K cho cả dự án trên và dưới 30 tỉ (Pháp luật TP.HCM).

*TP.HCM sẽ đấu giá lại 3.800 căn hộ và các lô đất ở Thủ Thiêm. Zing đưa tin, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan đang lấy ý kiến, báo cáo thành phố kế hoạch chi tiết để tổ chức đấu giá các lô đất và 3.800 căn hộ chung cư tại Khu đô thị Thủ Thiêm.

*Đắk Nông kiến nghị trả lại 310ha đất đã khai thác hết Bauxit. VOV cho biết, theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Nông, Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) được Bộ TN&MT cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 2624/GP-BTMT ngày 11/11/2016 tại mỏ Bauxit Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp với diện tích 3.074ha, thời gian khai thác 30 năm. Đến nay, TKV đã khai thác hết trữ lượng Bauxit với diện tích khoảng 310ha. Phần diện tích này hiện nay được san gạt, trồng keo để phục hồi môi trường. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, diện tích này sau khi hết giấy phép khai thác mới trả lại cho địa phương.

*Khu dân cư xây không phép do 'địa phương quản lý lỏng lẻo'. VnExpress, báo Tiền Phong, UBND tỉnh Vĩnh Long xác định để xảy ra việc xây cả khu phố không phép trên diện tích 6.800 m2 đất do chính quyền địa phương, ngành chức năng quản lý lỏng lẻo. Thông tin được ông Nguyễn Văn Liệt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, cho biết ngày 28/2, khi nêu nguyên nhân khu phố Khang Thị xây dựng không phép trên đất nông nghiệp tại phường 2, TP Vĩnh Long.

-Khu biệt thự xây trái phép ở Vĩnh Long: Vì sao chỉ phạt hành chính mà không cưỡng chế tháo dỡ?. Theo ông Liệt, khu biệt thự trên 'đúng quy hoạch'. "Nếu khu Khang Thị mà xây sai quy hoạch là tỉnh đã cưỡng chế đập bỏ rồi", ông Liệt cho phóng viên báo Thanh Niên biết.

-Báo Tuổi trẻ cho biết, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long khẳng định, Vụ cả khu phố xây không phép trên đất trồng: Buộc dừng nhận cọc, truy trách nhiệm.

*Bình Định đấu giá gần 700 lô đất trong năm 2023. Theo VnEconomy, Công lý, tỉnh Bình Định sẽ đưa vào đấu giá gần 700 lô đất ở cùng 11 lô đất thực hiện dự án trong năm 2023, dự kiến thu về khoảng 1.843 tỷ đồng…

*Thực trạng, sai phạm đất đai

*Vì sao 30.300m2 đất thung lũng hoa Hồ Tây chỉ cho thuê 670 triệu đồng/năm?. Khu "đất vàng" rộng 30.300m2 ở thung lũng hoa Hồ Tây (Hà Nội) được một người dân ở phường Nhật Tân thuê trồng hoa, cây cảnh với giá trên 670 triệu đồng trong năm 2023. Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Dân trí vì sao mức thuê đất thấp như vậy, trong khi hoạt động khai thác kinh doanh ở thung lũng hoa Hồ Tây diễn ra rầm rộ, ông Công Minh Tuấn cho biết, việc cho thuê đất đã được tổ chức đấu giá công khai do Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt tổ chức. Vì đây là khu đất nằm trong quy hoạch của TP Hà Nội nên chỉ cho thuê đất theo từng năm.

*Cần Thơ: Xử lý quán ẩm thực xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. VietNamPlus cho biết, quán Ẩm thực đồng quê MeKong ở khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bị ngành chức năng phát hiện xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Với diện tích xây dựng trái phép 600m2 trên đất nông nghiệp, Quán Ẩm thực đồng quê MeKong ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bị xử phạt 68 triệu đồng, buộc khôi phục hiện trạng đất.

*Bình Dương: Cưỡng chế tháo dỡ 12 căn nhà xây trái phép của 1 cá nhân. Theo VietNamPlus, ngày 28/2, đoàn cưỡng chế số 82, Ủy ban Nhân dân phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, tổ chức cưỡng chế đối với 12 căn nhà xây dựng trái phép của ông T.T.V (ngụ thị xã Tân Uyên), trên địa bàn khu phố Khánh Long.

*Ngày 1/3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, đơn vị này vừa tiến hành kỳ tại kỳ họp thứ 34, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy xã Tam Mỹ Đông (huyện Núi Thành) nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2015 - 2020 và một số chi bộ của huyện này. Để xảy ra sai phạm trong việc lập, ký hồ sơ đề nghị xét giao đất, cấp đất cho người dân, Khai trừ Đảng 3 cán bộ ở Quảng Nam vì sai phạm trong cấp đất đối với ông Phan Đình Phùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Mỹ Đông (nguyên bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã), ông Ngô Văn Phú - nguyên công chức địa chính xây dựng xã và ông Lê Ánh Vôn - nguyên nhân viên hợp đồng địa chính xây dựng. VietNamPlus thông tin.

*Người dân khu vực Đầm Bông thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai cho biết, Đầm Bông trước thuộc phần đất ruộng được giao cho nhiều hộ dân canh tác. Nhưng do để không sử dụng lâu ngày nên người dân đã san lấp, lấn chiếm để sử dụng vào mục đích cá nhân. Nhà xưởng không phép ngang nhiên “mọc” trên đất lấn chiếm (VTV).

*Bình Định: Cần xử lý triệt để các biệt thự không phép trong đất quy hoạch. Báo Lao động phản ánh, hơn 3 năm qua, người dân nằm dọc tuyến đường ven biển Tỉnh lộ 639 (ĐT.639 cũ) đi qua xã Nhơn Hội (TP Quy Nhơn) khá bức xúc về việc có 3 ngôi nhà được xây dựng kiên cố dù đã nằm trong phần đất đang quy hoạch dự án Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại. Theo người dân phản ánh, tường rào, cổng ngõ của 3 ngôi nhà này được xây dựng kiên cố, bề thế như “biệt thự” nằm trên tuyến đường ven biển ĐT.639 cũ có liên quan cán bộ tỉnh.

*Báo Bảo vệ Pháp luật đưa tin, sáng 28/2, đại diện VKSND tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc của 8 bị can để điều tra về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 282 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 xảy ra từ năm 2003 đến năm 2008 tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên. Bán đất trái thẩm quyền, 8 cán bộ xã ở Hưng Yên bị khởi tố.

Tài nguyên nước

 

*Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa có công văn gửi các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn-Hà Thanh và sông Ba, yêu cầu thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa, nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du trong thời gian còn lại của mùa cạn năm 2023. Bộ TN&MT yêu cầu xây dựng kịch bản vận hành hồ thủy điện (VietNamPlus).

Môi trường

 

*Báo Hà Nội mới đưa tin, ngày 28-2, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức hội thảo đào tạo về quản lý kiểm soát ô nhiễm.Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và thảo luận về việc Phát triển hệ thống quản lý kiểm soát ô nhiễm tại Việt Nam. Đa số các ý kiến cho rằng, việc xây dựng hệ thống cán bộ kiểm soát ô nhiễm cho doanh nghiệp theo hệ thống quản lý kiểm soát ô nhiễm của Nhật Bản có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời mong muốn phía Nhật Bản và Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục hỗ trợ xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo cán bộ theo hệ thống quản lý kiểm soát ô nhiễm của Nhật Bản phù hợp tại Việt Nam.

*'Phố rác' đổ trộm cao như núi đồi, dài như sông suối cạnh cao ốc. Ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ cho thấy tại một số quận ở TP Hà Nội như: Cầu Giấy, Hoàng Mai, Tây Hồ, huyện Quốc Oai, Thanh Trì,  có bãi rác tự phát chưa được thu dọn, có bãi rác hôi thối nồng nặc đã "tìm đến" sống chung với khu dân cư hơn ba tháng nay... Đáng chú ý, ngày 23-2, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm rác thải, tuy nhiên đến nay các bãi rác tự phát này vẫn chưa được thu dọn khiến người dân sống cạnh bức xúc.

*Ô nhiễm khi sống cạnh trạm xử lý rác thải sân bay Nội Bài. Báo Lao động phản ánh, thời gian qua, nước thải từ trạm xử lí rác thải chảy vào ruộng khiến người dân thôn Đồng Giá, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội phải bỏ hoang. Xác nhận tình trạng này, ông Chu Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết, trước đây, chính quyền có nhận được kiến nghị của người dân liên quan đến nội dung khu vực sân bay Nội Bài xả thải ra khu cánh đồng thôn Đồng Giá gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra của nhiều phòng, ban lại cho ra một kết quả rất bất ngờ, không có việc xả thải vào nguồn nước của trạm xử lý chất thải sân bay Nội Bài (Trạm trung chuyển chất thải).

*Khó khăn trong thu gom xử lý rác ở ngoại thành. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi ngày, TP phát sinh khoảng 7.000 tấn rác thải sinh hoạt các loại và tăng bình quân khoảng 5%/năm. Đáng lo ngại, tình trạng vứt rác thải bừa bãi vẫn còn diễn ra thường xuyên, cùng với công tác thu gom xử lý tại các huyện ngoại thành còn hạn chế, khiến cho môi trường ô nhiễm, gây mất cảnh quan đô thị. Ghi nhận từ phóng viên truyền hình An ninh ATV.

*'Vì cuộc sống tốt đẹp hơn': Thu gom khoảng 5 tấn rác thải trên bãi biển. Báo Thanh Niên đưa tin, hưởng ứng Tháng Thanh niên Hơn 300 đoàn viên, thanh niên cùng người dân ra quân dọn rác thải nhựa tại bãi biển thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi).

*Báo Thanh Niên cho biết, ngày 28.2, Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp Ban quản lý dự án VFBC ( quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học) tỉnh Quảng Trị, WWF-Việt Nam (Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam) tổ chức lễ Khởi động Tháng Thanh niên, hưởng ứng "Ngày động, thực vật hoang dã thế giới".

Địa chất – khoáng sản

 

*Ngày 28/2, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy ký văn bản 1940/BGTVT-CQLXD gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho phép gia hạn việc khai thác các mỏ đất đắp cho Dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017-2020 (giai đoạn 1) đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết). Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết vẫn thiếu 920.000 m3 đất đắp (Tin tức).

-Đóng cửa 6 mỏ đất đã cấp cho nhà thầu tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Báo Pháp luật TP.HCM thông tin, ngày 28-2, tin từ Sở TN&MT Bình Thuận cho biết Sở này vừa làm việc với Chi cục Khoáng sản Miền Nam; Ban Quản lý (BQL) dự án 7 - Bộ GTVT và các nhà thầu liên quan đến hồ sơ gia hạn thời gian khai thác 6 mỏ đất đắp thuộc dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Theo đó, nhu cầu vật liệu đất đắp cho đường gom, đường dân sinh của dự án khoảng 920.000 m3 và 6 mỏ đất đắp đã cấp cho nhà thầu đều đã hết hạn và Bộ TN&MT cho biết hồ sơ xin gia hạn 6 mỏ đất đắp này không có cơ sở để giải quyết theo quy định của Luật Khoáng sản.

*Chuẩn bị nguồn vật liệu thi công cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột. Theo VietNamPlus, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết đã xác định 78 vị trí bãi thải, mỏ đất, mỏ đá, mỏ cát, trạm trộn phục vụ thi công dự án thành phần 3 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk yêu cầu chủ đầu tư dự án chỉ được thực hiện việc đổ thải, khai thác mỏ vật liệu xây dựng khi phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất và theo quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường và pháp luật khác có liên quan.

*VietNamPlus đăng loạt bài Khai thác cát thiếu bền vững – ĐBSCL trả giá đắt chỉ rõ những hệ luỵ khôn lường từ việc khai thác cát thiếu kiểm soát, hàng triệu người dân trong vùng thấp thỏm, lo âu về sinh kế khi sạt lở diễn ra hầu hết toàn đồng bằng từ sông ra tới biển. Theo đó, khai thác cát thiếu kiểm soát khiến ĐBSCL “mong manh” làm “bức tử” các dòng sông, khiến hàng chục ngàn ha hoa màu, nhà cửa của người dân trôi sông. Đây cũng là nguyên nhân khiến các dự án trọng điểm ĐBSCL “đói cát”. Để cải thiện thực trạng trên cần hài hòa giữa phát triển và giảm “tổn thương” cho ĐBSCL

*Lâm Đồng đặt camera giám sát dọc sông Đa Dâng. UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau khi Báo Sài Gòn Giải phóng phản ánh việc Khai thác cát dọc sông Đa Dâng (Lâm Hà, Lâm Đồng): Ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Võ Ngọc Hiệp đã có văn bản chỉ đạo giao Công an tỉnh, Sở TN-MT và UBND huyện Lâm Hà kiểm tra khai thác, vận chuyển cát trái phép tại đây.

*Thái Nguyên: Yêu cầu dừng hoạt động khai thác tại mỏ đất núi Choẹt. Báo Xây dựng đưa tin, UBND thành phố Phổ Yên (Thái Nguyên) vừa có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Vận tải xây dựng Tân Hưng Thịnh dừng toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ đất núi Choẹt, xã Minh Đức. UBND thành phố Phổ Yên cũng đã giao Công an thành phố Phổ Yên và Chủ tịch UBND xã Minh Đức thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành của Công ty Cổ phần Vận tải xây dựng Tân Hưng Thịnh.

*Công an vào cuộc vụ ô tô vận chuyển khoáng sản trái phép ở Yên Bái. UBND huyện Trấn Yên giao công an huyện điều tra, xác minh các phương tiện vận tải chở số lượng khoáng sản trái phép ở xã Vân Hội. Trước đó, vào các ngày 9 và 10/2, tại thôn Lao Động, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên, phóng viên Báo Giao thông ghi nhận tình trạng khai thác khoáng sản trái phép một cách công khai, thách thức của một số đối tượng trên địa bàn ngay trục đường chính.

*Người đưa tin phản ánh, cuộc sống nhiều người dân xã Cẩm Long, huyện miền núi Cẩm Thủy bỗng đảo lộn, khi nhiều điểm khai thác khoáng sản "núp bóng" giấy phép cải tạo, "ùn ùn" kéo về. Nở rộ tận thu đất, người dân ở xã miền núi Thanh Hóa "đóng cửa ăn cơm" do ô nhiễm bụi.

*Liên quan đến tình trạng mua bán mặt đất ruộng diễn ra công khai tại các xã trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, ngày 28.2, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn NNPTNT Vĩnh Long, cho biết: Đất mặt ruộng có lượng dinh dưỡng chỉ sâu khoảng 20cm. Bán đất mặt ruộng ở Vĩnh Long: Phải mất 5-7 năm mặt ruộng mới phục hồi./.