Tin tức / Tin khoa học công nghệ
Biến đổi khí hậu và đại dương
Ngày đăng: 15/12/2019
Tác động của biến đổi khí hậu lên đại dương ngày càng tăng khi nhiệt độ toàn cầu tăng, hậu quả là ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển, khu vực đại dương và xã hội loài người. Đây là một chủ đề được các đại biểu quan tâm bên lề Hội nghị COP25.

Đại dương cung cấp nguồn ô xy cần thiết để tồn tại và giúp trung hoà nhiệt độ toàn cầu. Khu vực đại dương, ven biển và hệ sinh thái không chỉ là bể chứa đa dạng sinh học mà còn cung cấp các dịch vụ có giá trị cho con người. Ngành ngư nghiệp và lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản hỗ trợ sinh kế cho khoảng 10%-12% dân số thế giới.

Báo cáo đặc biệt của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu về Đại dương và băng quyển trong bối cảnh biến đổi khí hậu (SPROCC) dự báo tác động của biến đổi khí hậu lên đại dương, khu vực ven biển và hệ sinh thái. Báo cáo nhấn mạnh mặc dù các biên pháp thích ứng có thể đem lại đồng lợi ích ở các quy mô khác nhau nhưng báo cáo cũng cảnh bảo một số giải pháp thích ứng có thể bị hạn chế nếu như không có các giải pháp giảm phat thải khí nhà kính phù hợp. Tác động của biến đổi khí hậu có thể nhân lên nhiều lần khi kết hợp với các tác động do con người tạo ra như phát triển dải ven biển không bền vững, thay đổi môi trường sống, khai thác quá mức nguồn tài nguyêb biển. Những tác động ngày ảnh hưởng tới sinh kế và an ninh lương thực.

Do tầm quan trọng của đại dương, là một phần hệ thống khí hậu của Trái đất, đóng góp cho việc thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, các quốc gia Indonessia, Fiji, Costa Rica, Seychelles, Panama và Palau đã cùng nộp đề xuất lên COP đề nghị lồng ghép tốt hơn các nội dung biến đổi khí hậu và đại dương trong khuôn khổ các phiên họp đàm phán của UNFCCC.

Bà Phạm Thu Hằng là một thành viên của đoàn Việt Nam tham dự COP 25

Bà Phạm Thu Hằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết ngày 04/12/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký ban hành kế hoạch số 1746/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu chung nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Đồng thời, Kế hoạch này góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và bảo đảm xây dựng, thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; phù hợp với cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở Việt Nam; nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội.

Chu Hương

Các tin khác