GS, TS Nguyễn Hữu Ninh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Trung tâm Nghiên cứu, Giáo dục môi trường và Phát triển (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam)
PV: Thưa Giáo sư, Việt Nam đang rất cần có những giải pháp chính xác như thế nào để có thể áp dụng được trong việc hạn chế giảm thải cac bon và thích ứng với biến đổi khí hậu?
GS, TS Nguyễn Hữu Ninh: Trong đại hội lần thứ 6 này của GEF, tất cả các đề tài đều có liên quan đến biến đổi khí hậu, mọi điều lấy biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâmđể hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Hầu như các buổi diễn thuyết và các đề tài, hay các cuộc họp bên lề đều nói về vấn đề đó. Ngay cả bản thân tôi cũng vừa dự một hội thảo liên quan đến một dự án về vấn đề giảm thiểu cac bon trong trồng lúa tại Đông Nam Á.
Chúng ta đều biết hơn một nửa dân số thế giới dùng lúa, gạo và cần có những phương pháp mà làm sao giảm thiểu được phát thải cac bon mà chất lượng lúa vẫn đảm bảo. Để tiến tới trong chuyện phát triển bền vững, thì đều lấy vấn đề biến đổi khí hậu làm trọng tâm. Tôi cho rằng ở kỳ hợp lần này, tôi nhìn rất rõ tập trung vào các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và tác động của nó, các dự án mà dự tính GEF tài trợ đều liên quan đến việc làm giảm thiểu cac bon và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tôi nghĩ rằng, Việt Nam là một trong những nước tham gia tích cực trong đại hội này và cũng có nhiều điển hình mà quốc tế đánh giá rất tốt. Đây là vấn đề rất thích hợp với Việt Nam ở thời điểm này, chúng ta cần tận dụng tối đa sự hợp tác của quốc tế không chỉ vấn đề tài chính mà cả vấn đề kỹ thuật và kinh nghiệm của họ nữa.
Chúng ta nên có những điển hình, dự án, cũng như những mô hình điểm để quốc tế họ thấy rõ là ứng dụng ở Việt Nam được, ứng dựng ở quốc tế được thì họ chọn Việt Nam là nơi cần giúp đỡ nhiều hơn, và hỗ trợ chúng ta nhiều hơn.
PV: Để cả xã hội cùng chung tay chống biến đổi khí hậu, trong đó vai trò hợp tác công - tư là rất quan trọng, Giáo sư có thể cho biết rõ hơn về điều này?
GS, TS Nguyễn Hữu Ninh: Sau rất nhiều năm nghiên cứu và hợp tác với nhiều phía, tôi thấy hiện nay, tất cả các sự phát triển của chúng ta đều có vai trò của doanh nghiệp ở trong đó. Vậy thì doanh nghiệp sẽ là một cái đòn bẩy phát triển kinh tế đầu tầu nhưng bản thân doanh nghiệp cũng là nơi có thể gây ra ô nhiễm.
Vậy nếu tập trung trong hợp tác công tư thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Với một nền kinh tế như hiện nay thì hợp tác công tư là hợp tác rất quan trọng. Chuyện đối tác công tư cùng làm, cùng phát triển thì thích ứng biến đổi khí hậu nó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Bởi vì, bây giờ bản thân mỗi cá thể cũng không thể làm được mà phải có sự kết hợp của doanh nghiệp đi cùng, thì sự thuyết phục doanh nghiệp để hướng đến phát triển bền vững cùng với lại Nhà nước và cùng với toàn dân trong thích ứng biến đổi khí hậu và thay đổi cơ cấu, cách làm, phương pháp và hướng đầu tư, sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
Các đại biểu trao đổi bên lề GEF6 tại Cung hội nghị quốc tế Aryan (TP. Đà Nẵng)
PV: Trong thời kỳ hiện nay, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế cũng như giảm thải cac bon, thích ứng biến đổi khí hậu. Xin Giáo sư cho biết cần có cơ chế đặc thù gì để làm đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển?
GS, TS Nguyễn Hữu Ninh: Trong thời kỳ hiện nay, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế Việt Nam. Nên đối với doanh nghiệp, chúng ta phải có một cơ chế mới để thúc đẩy họ trong chuyện giảm phát thải các bon. Đồng thời có cơ chế về thuế trong chuyện thích nghi để giúp họ giảm thế trong trong những điều kiện họ giảm thiểu các bon cho, đó sẽ là đòn bẩy kích thích doanh nghiệp phát triển.
Về thể chế và chính sách rất quan trọng, với các Bộ như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, là những Bộ rất quan trọng trong việc điều phối tổng thể nhữn vấn đề có liên quan. Ví dụ như Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính có thể điều chế về vấn đề cơ chế thuế trong việc phối hợp giảm thải cac bon. Chính vì vậy, nên thời điểm này, nên tang cường hợp tác công tư và đưa doanh nghiệp vào là một trong những động lực để thúc đẩy kinh tế nhưng tham gia vào vấn đề giảm thải cac bon và thích ứng với biến đổi khí hậu cùng với xã hội.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!